Quy định lưu thông xe tải van trong thời gian nào bạn đã biết chưa? Trong lĩnh vực vận tải, xe tải van luôn được đánh giá cao nhờ sự linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt khi di chuyển trong các khu vực đô thị đông đúc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến việc lưu thông loại phương tiện này. Việc tuân thủ đúng các quy định không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro vi phạm mà còn đảm bảo an toàn, góp phần xây dựng một môi trường giao thông văn minh và bền vững. Vậy những quy định nào mà người điều khiển xe tải van cần lưu ý? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Đôi nét về xe tải van
Nhiều khách hàng thường băn khoăn liệu xe van thuộc nhóm xe con hay xe tải. Theo các quy định trước đây, xe con bao gồm cả xe bán tải và xe tải hạng nhỏ có khối lượng hàng chuyên chở dưới 1.500kg. Tuy nhiên, với quy chuẩn mới nhất – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 41/2019, cách phân loại này đã có sự thay đổi đáng kể và chính thức áp dụng từ ngày 1/7/2020.
Cụ thể, theo Điều 3, Mục 3 và 4 của Quy chuẩn 41/2019:
Xe bán tải và xe van được xem là xe con nếu khối lượng hàng chuyên chở dưới 950kg. Lưu ý rằng xe ba bánh cũng được xếp vào nhóm xe con, bất kể khối lượng bản thân của xe vượt quá 400kg.
Các loại xe tải (bao gồm ô tô tải, ô tô kéo rơ-moóc, xe đầu kéo,…) và xe bán tải hoặc xe van có khối lượng chuyên chở từ 950kg trở lên được phân vào nhóm xe tải.
Sự khác biệt rõ rệt giữa hai quy định này là mức giới hạn khối lượng chuyên chở của xe van đã giảm từ 1.500kg xuống còn 950kg. Theo đó, các xe van có khối lượng chuyên chở từ 951kg trở lên khi lưu thông sẽ không còn được xem là xe con.
Từ ngày 1/7/2020, những quy chuẩn mới này thắt chặt hơn các giới hạn kỹ thuật đối với xe bán tải và xe van, yêu cầu chủ xe phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tốc độ, làn đường và khung giờ hoạt động khi di chuyển trong thành phố hoặc trên các tuyến đường khác.
Quy định lưu thông xe tải van giờ cấm và giới hạn trọng tải di chuyển
Để điều khiển xe tải van an toàn và hợp pháp trong thành phố, bạn cần nắm rõ các quy định về lưu thông nhằm tránh những vi phạm không đáng có. Dưới đây là một số điểm quan trọng bạn nên lưu ý khi lưu thông xe tải van:
Quy định lưu thông xe tải van giờ cấm
Các thành phố lớn với mật độ dân số cao thường xuyên đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt trong các khung giờ cao điểm. Để giảm thiểu áp lực lên hệ thống giao thông và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, Sở Giao thông Vận tải đã ban hành các quy định chặt chẽ liên quan đến việc cấm lưu thông đối với một số loại phương tiện, đặc biệt là xe tải van.
Theo đó, các biển báo chính và phụ được lắp đặt tại nhiều tuyến đường để thông báo rõ ràng: các loại xe tải có tải trọng hàng hóa trên 0.5 tấn không được phép lưu thông trong hai khung giờ cao điểm từ 6h-8h sáng và từ 16h-20h tối. Quy định này áp dụng rộng rãi trên các tuyến đường trọng điểm trong thành phố nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, giảm thiểu tình trạng ùn tắc, và duy trì môi trường sống văn minh.
Tại Hà Nội:
- Xe tải có trọng lượng dưới 1.25 tấn được phép di chuyển trong thành phố, ngoại trừ hai khung giờ cao điểm: 6h-9h và 15h-21h.
- Xe tải từ 1.25 tấn đến dưới 2.5 tấn chỉ được phép lưu thông từ 21h đến 6h. Nếu cần di chuyển ngoài khung giờ này, phải xin giấy phép lưu hành.
- Xe tải từ 2.5 tấn đến 10 tấn được lưu thông trong khoảng từ 21h đến 6h, ngoài khung giờ này phải xin giấy phép đặc biệt.
Tại TP. Hồ Chí Minh:
- Xe tải nhẹ, bao gồm các loại xe thí điểm, xe có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn, được lưu thông tự do ngoài hai khung giờ cấm: 6h-9h và 16h-20h.
- Xe tải nặng, như sơ-mi rơ-moóc, máy kéo, hoặc các xe có khối lượng chuyên chở từ 2.5 tấn trở lên, bị cấm di chuyển từ 6h-22h. Ngoài khung giờ này, xe chỉ được phép lưu thông trên các tuyến đường hành lang được chỉ định.
Nếu điều khiển xe tải van vi phạm quy định về khung giờ cấm, tài xế sẽ đối mặt với mức phạt hành chính từ 800.000 – 1.200.000 VNĐ. Dưới đây là các trường hợp cụ thể:
- Lái xe vào các tuyến đường hoặc khu vực có biển báo cấm.
- Điều khiển phương tiện đi ngược chiều trên đường một chiều hoặc đi vào đường cấm ngược chiều.
Tuy nhiên, các phương tiện ưu tiên như xe cứu hỏa, xe cấp cứu hoặc xe thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp vẫn được phép lưu thông trong những trường hợp đặc biệt.
Như vậy, mỗi thành phố đều có những quy định riêng, đòi hỏi các tài xế phải tìm hiểu kỹ trước khi lưu thông. Nắm rõ những quy định này không chỉ giúp tránh bị xử phạt mà còn góp phần đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn.
Quy định lưu thông xe tải van trong nội thành
Khi lưu thông xe tải van trong khu vực nội thành, ngoài việc tuân thủ các khung giờ cấm vào giờ cao điểm, chủ phương tiện cần đặc biệt lưu ý đến giới hạn trọng tải xe tải van khi lưu thông. Theo quy định hiện hành, những xe tải van có khối lượng hàng chuyên chở vượt quá 950kg sẽ được phân loại là xe tải. Điều này đồng nghĩa với việc xe phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thời gian và khu vực lưu thông trong nội đô, do Sở Giao thông Vận tải ban hành.
Ngược lại, các xe tải van có khối lượng chuyên chở dưới 950kg được xếp vào nhóm xe con và được phép lưu thông tự do trong nội thành, kể cả trong khung giờ cấm hay giờ cao điểm. Đây là một ưu điểm lớn cho các loại xe tải nhẹ, giúp các chủ xe dễ dàng di chuyển trong các đô thị đông đúc mà không bị hạn chế về thời gian.
Bên cạnh đó, chủ phương tiện cần chú ý rằng tải trọng cho phép của xe không chỉ là khối lượng hàng hóa mà còn bao gồm trọng lượng bản thân xe. Tổng trọng tải này được xác định theo thiết kế kỹ thuật của xe và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy, việc kiểm soát trọng tải khi lưu thông xe tải van là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng pháp luật.
Quy định về ghế xe tải van
Thoạt nhìn, xe van có vẻ ngoài khá tương đồng với xe 4 chỗ. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ nội thất, dễ dàng nhận thấy xe van chỉ có hai chỗ ngồi, đều nằm ở hàng ghế trước, trong khi không gian phía sau được thiết kế để chở hàng hóa. Chính vì vậy, không ít người đã nảy sinh ý định tận dụng không gian này để lắp thêm ghế.
Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ Việt Nam quy định rõ ràng: việc thay đổi kết cấu xe trái với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất là hành vi bị nghiêm cấm. Hành động tự ý cải tạo, cụ thể là lắp thêm ghế ngồi trong khoang hàng hóa, sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.
Theo Điều 30, Nghị định 46/2016/NĐ-CP, việc lắp thêm ghế ngồi tại khoang hàng hóa của xe van sẽ bị xử phạt hành chính từ 6 triệu đến 8 triệu đồng. Bên cạnh đó, chủ xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cũng như tem kiểm định của phương tiện trong thời gian từ 1 đến 3 tháng.
Lưu thông xe tải van thời điểm nào? Giới hạn tải trọng di chuyển trong nội thành ra sao? Chắc chắn với những thông dưới đân, bạn có thêm kinh nghiệm và kiến thức để đảm bảo vận chuyển lưu thông hàng hóa tối ưu, tiết kiệm thời gian nhất. Trong trường hợp, bạn vẫn còn thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ theo số hotline của Ô tô Thái Phong để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!